Lý giải quan niệm nhà hướng Nam, không làm cũng có ăn

Xây nhà hướng Nam được rất nhiều người lựa chọn từ xưa đến nay. Đây là hướng khá đặc biệt, thậm chí còn được ông cha ta đúc rút bằng quan niệm “nhà hướng Nam, không làm cũng có ăn” hay “lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam”. Vậy vì sao lại xây nhà theo hướng Nam? Có phải tuổi nào xây nhà theo hướng Nam cũng mang lại phong thủy tốt? Hãy cùng SABOHOME tìm lời giải đáp trong bài dưới đây.

Mục lục

Giải thích quan niệm “nhà hướng Nam, không làm cũng có ăn”

Làm nhà hướng Nam mang đến nguồn ánh sáng tốt

Trong phong thủy, hướng Nam là dương, hướng Bắc là âm. Khi âm dương hòa hợp sẽ mang lại địa thế đất tốt, thích hợp làm nhà. Nhưng thực tế hiện nay, việc xác định được hướng chính Nam không hề dễ dàng. Nhưng nếu hướng Nam hơi bị chệch về hướng Đông hoặc Tây cũng không gây ảnh hưởng quá nhiều đến gia chủ. 

Nếu do điều kiện thực tế mà gia đình bạn không thể xây nhà theo hướng Nam thì bạn có thể mở cửa sổ về phía Nam hoặc giếng trời đặt ở hướng Nam sẽ giúp ngôi nhà nhận được nguồn ánh sáng nhiều hơn. 

Một ưu điểm khác của nhà hướng Nam là giúp tránh được ánh nắng trực diện từ phía Đông và buổi sáng hoặc ánh nắng gay gắt từ phía Tây vào buổi chiều. Đồng thời, nhà hướng Nam sẽ hạn chế việc thổi gió nóng từ phía Tây vào mùa hè hoặc gió lạnh từ phía Bắc vào mùa đông. 

xây nhà theo hướng Nam

Bởi vậy xây nhà hướng Nam mang đến những lợi ích tốt khi tận dụng được nguồn ánh sáng tự nhiên, giữ cho ngôi nhà của bạn thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. 

Đọc thêm: Mẫu biệt thự vườn 1 tầng diện tích 160m2 4 phòng ngủ đẹp – BT2064

Nhà hướng Nam lưu thông gió tốt

Với khí hậu đặc trưng nhiệt đới ẩm gió mùa của Việt Nam, gió nóng từ phía Tây, gió lạnh từ hướng Bắc, nắng trực diện từ phía Đông thì hướng Nam được xem là hướng phù hợp nhất để xây nhà. Đồng thời hướng Nam còn giúp lưu thông gió tốt và đón được ánh sáng đầy đủ.

hướng gió lưu thông

Xây nhà hướng Nam mang đến vận mệnh cao quý và phát đạt

Theo Tiên thiên bát quái, phía Nam mang tượng là quẻ Càn (trời, vua…). Bởi vậy đây chính là hướng của bậc đế vương. Còn theo Hậu thiên bát quái, hướng Nam có tượng là quẻ Ly, chính là biểu tượng của ánh sáng và lửa. Từ xa xưa, các bậc vua chúa thường tọa Bắc nhìn Nam nhằm hướng về lẽ sáng, mong muốn trở thành bậc hiền tài cai trị thiên hạ. Chính vì vậy mà hướng Nam là đại diện của vận mệnh cao quý, phát đạt và đầy quyền uy của con người.

Nhà hướng Nam hợp với tuổi nào, mệnh nào?

Dù được đánh giá là hướng tốt để xây nhà nhưng không phải gia chủ nào, người tuổi nào, mệnh nào cũng hợp với hướng Nam. Bởi theo lý luận của phong thủy thuộc Bát trạch, thì chỉ những người thuộc Đông tứ trạch mới hợp xây nhà hướng Nam, còn người thuộc Tây tứ trạch thì không nên. 

Đông tứ trạch là các cung: Tốn, Khảm, Chấn và Ly. Tây tứ trạch là các cung Khôn, Cấn, Càn và Đoài. 

Dựa theo năm sinh của mỗi người cùng quan niệm phong thủy cũng sẽ phân chia thành 2 nhóm chính là người thuộc Đông tứ mệnh và Tây tứ mệnh.

Những người thuộc Đông tứ mệnh sẽ có bản mệnh thuộc một trong cách hành: Hỏa, Mộc hoặc Thủy. 

Người thuộc Tây tứ mệnh sẽ có bản mệnh thuộc hành Thổ và Kim. 

Theo phong thủy, mệnh và trạch có mối liên hệ vô cùng chặt chẽ. Bởi vậy mà chúng có sự hòa hợp, tương phối lẫn nhau. Cụ thể: 

– Người thuộc Đông tứ mệnh nên xây nhà theo Đông tứ trạch.

– Người thuộc Tây tứ mệnh nên xây nhà theo Tây tứ trạch.

Tuy nhiên, với những người thuộc Tây tứ mệnh dù không phù hợp để xây nhà theo hướng Nam vẫn có thể hóa giải bằng cách sử dụng gương bát quái. Cùng với đó là việc thiết kế, sắp xếp nội thất trong nhà, đặc biệt là khu vực bếp để có thể dung hòa được các hướng xấu, mang đến phong thủy tốt. 

Trên đây, SABOHOME đã giải đáp giúp quý gia chủ về quan niệm “nhà hướng Nam, không làm cũng có ăn” và những tuổi, mệnh phù hợp để xây nhà hướng Nam. Hy vọng với bài viết này, quý gia chủ sẽ vận dụng được vào thực tế để xác định được hướng xây nhà phù hợp, mang đến phong thủy tốt, tài lộc và may mắn.

Đánh giá
Bài viết liên quan
icon Bản đồ
icon Facebook
icon Youtube
Nhận mẫu nhà miễn phí & khái toán thi côngx