Động thổ là gi? Sắm lễ cúng động thổ cần chuẩn bị những gì?

Lễ động thổ được xem là bước vô cùng quan trọng nhằm thông báo chính thức về việc tiến hành các hoạt động xây dựng trên mảnh đất đó. Dưới đây, Sabo Home sẽ hướng dẫn các gia chủ những thủ tục cần thực hiện khi động thổ làm nhà

Mục lục

Động thổ là gì?

Động thổ là một nghi lễ thờ cúng thần linh, thổ địa cũng như tổ tiên của gia chủ. Trong xây dựng, động thổ được xem là bước vô cùng quan trọng nhằm thông báo chính thức về việc tiến hành các hoạt động xây dựng trên mảnh đất đó. Vì vậy mà lễ động thổ được tiến hành một cách rất nghiêm ngặt và đầy đủ các nghi thức nhằm đảm bảo sự hoàn thiện, mang đến may mắn, thuận lợi cho cuộc sống của gia chủ sau này. 

Lễ cúng động thổ có ý nghĩa gì?

Là nghi lễ vô cùng cần thiết trong xây dựng nói chung và xây dựng nhà ở nói riêng, lễ cúng động thổ có ý nghĩa rất quan trọng với mỗi gia đình:

Lễ cúng động thổ nhằm nhắc nhở ý thức của con cháu mai sau

Động thổ chính là nghi thức, nghi lễ, là nét đẹp trong văn hóa của người Việt Nam. Động thổ nhằm mục đích cầu cho mưa thuận gió hòa, vạn sự bình an, đồng thời là lời nhắc nhở con cháu phải biết kính trọng, biết ơn những vị thần đã luôn ban phước lành để cuộc sống của mỗi chúng ta được bình yên. 

Từ xa xưa, dân gian ta đã quan niệm và cho rằng, Thổ Công chính là vị thần bảo vệ mảnh đất của gia chủ nên đã bị chết bởi kẻ xấu bỏ độc vào. Bởi vậy mà lễ động thổ cũng chính là nghi thức để nhắc nhở con cháu về công ơn của Thổ Công. 

lễ động thổ xây dựng nhà ở

Lễ cúng động thổ tạo sự an tâm trong quá trình thi công, xây dựng

Lễ động thổ không chỉ mang ý nghĩa tín ngưỡng, văn hóa, tâm linh mà đây còn là nghi lễ tạo sợi dây liên kết vô hình giữa những người cùng thực hiện công việc trong công trình, mang đến tâm lý an tâm trong quá trình thi công và xây dựng. Nhờ vậy mà hiệu quả, năng suất làm việc được tốt hơn, con người cảm thấy phấn chấn và phấn khởi hơn. 

Tuy nhiên, cũng không nên quá “tin” vào nghi lễ mà bỏ qua những nguyên tắc an toàn, đảm bảo an toàn lao động để bảo vệ chính mình. 

Xem thêm: Mẫu biệt thự 3 tầng tân cổ điển diện tích 12x9m2 – BT2105

Những thủ tục cần thực hiện khi tiến hành động thổ làm nhà

Sắm lễ cúng động thổ cần chuẩn bị những gì?

Trước khi tiến hành nghi lễ động thổ, gia chủ cần chuẩn bị những lễ vật cúng động thổ như sau: 

1 bộ tam sinh gồm: 1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 quả trứng vịt luộc.

1 con gà.

1 đĩa xôi hoặc có thể là bánh chưng.

1 đĩa muối, thuốc, chè.

1 bát gạo, 1 bát nước, nửa lít rượu trắng.

1 bộ quần áo Quan Thần Linh: mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng.

1 đinh vàng hoa, 5 lễ vàng tiền.

5 cái oản đỏ. 5 lá trầu, 5 quả cau.

1 đĩa ngũ quả.

3 hũ nhỏ đựng muối – gạo – nước.

9 bông hoa hồng đỏ.

Những lễ vật này thể hiện sự thành kính, tấm lòng của con cháu dâng lên Thổ Công, tổ tiên ông bà, cầu khấn các vị thần sẽ luôn bảo vệ, mang đến những điều may mắn.

mâm cúng thổ địa

Lựa chọn thời gian và vị trí động thổ theo phong thủy

Lễ động thổ không chỉ là dâng lễ vật lên các vị thần mà còn cần quan tâm đến yếu tố ngày giờ, thời gian. Yếu tố thời gian cần được lựa chọn và cân nhắc kỹ lưỡng, thường được xem theo tử vi và tuổi của gia chủ. Giờ phải là giờ Hoàng đạo, ngày phải là ngày Hoàng đạo, ngày Sinh khí, ngày Lộc mã, ngày Giải thần,.. Không nên chọn những ngày xấu như ngày Hắc Đạo, ngày Sát Chủ, ngày Thổ cấm, Trùng tang, Trùng phục,…

Những người có kinh nghiệm lâu năm chia sẻ, việc xây dựng nhà ở còn phải tránh những năm tuổi phạm Kim Lâu, Hoàng Ốc, Tam Tai. Tuy nhiên một số trường hợp gia chủ có thể mượn tuổi của những người hợp tuổi để tiến hành động thổ xây nhà. Tuy nhiên cần phải tránh mặt trong suốt quá trình làm lễ động thổ và cách xa ít nhất 50m. Bởi phạm tuổi xấu được xem là một trong những điều kiêng kỵ trong ngày động thổ. 

Tiến hành nghi lễ cúng động thổ và những điều cần tránh

Trước khi đến giờ đẹp để tiến hành động thổ, gia chủ cần chuẩn bị và sửa soạn xong các đồ lễ trên một mâm nhỏ được dùng làm mâm cúng động thổ. Chuẩn bị sẵn một cái bàn, đặt giữa khu nền móng và để mâm cúng động thổ lên trên. 

Gia chủ cần lựa chọn trang phục chỉnh tề, thắp đèn nhang vái lạy và đọc văn khấn động thổ. Sau khi cúng xong và nén hương đã gần hết thì gia chủ có thể hóa tiền vàng, đốt giấy vàng mã và rải muối gạo xung quanh; sau đó tự tay cuốc mấy phát vào phần đất chuẩn bị đào móng rồi để thợ tiến hành thực hiện công việc tiếp theo.

Một lưu ý khác mà gia chủ cần biết đó là riêng 3 hũ muối – gạo – nước cần phải cất lại thật kỹ để sau này khi nhập trạch mới đem để ở bếp – nơi thờ cúng Táo Quân. Đến mỗi kỳ đổ mái, đổ thêm tầng thì phải sắm lễ cúng vái. 

Như vậy, Sabo Home đã hướng gia gia chủ các bước cần thực hiện khi tiến hành nghi lễ động thổ. Động thổ xây nhà là nghi lễ rất quan trọng, bởi vậy gia chủ cần thực hiện cẩn thận, chỉn chu qua từng bước để quá trình xây nhà được diễn ra thuận lợi.

3.7/5 - (4 bình chọn)
Bài viết liên quan
icon Bản đồ
icon Facebook
icon Youtube
Nhận mẫu nhà miễn phí & khái toán thi côngx