Phong cách Đông Dương (Indochine): Sự giao thoa bản sắc ấn tượng

Vừa mang đậm nét hoài cổ truyền thống Á Đông, vừa xen với cảm hứng lãng mạn Pháp, phong cách Đông Dương là sự giao thoa tinh tế giữa hai nền văn hóa Đông- Tây.  Phong cách này dần quay trở lại trong thiết kế kiến trúc và nội thất những năm gần đây. Hãy cùng SABOHOME tìm hiểu phong cách Đông Dương có gì đặc biệt nhé.

Mục lục

Phong cách Đông Dương là gì?

Phong cách Đông Dương (Indochine Style) là lối kiến trúc lộng lẫy nhất thời Viễn Đông vào khoảng đầu thế kỉ XX. Trong tiếng Pháp Indochine có nghĩa là Đông Dương, du nhập từ Pháp vào thời thuộc địa. Người Việt đã cải biến và cách tân phong cách Đông Dương để phù hợp với lối sống riêng, khí hậu và văn hóa. Có thể nói cách khác kiến trúc Đông Dương là sự kết hợp giữa bản sắc văn hóa Việt Nam và phong cách tân cổ điển Pháp.

Phong cách kiến trúc này lưu giữ vẻ thanh lịch và dấu ấn rất riêng, đầy ấn tượng xưa cũ. Gia chủ lựa chọn phong cách này thường là những người tinh tế, có chiều sâu về nghệ thuật, kiến trúc và không gian.

Đặc điểm ấn tượng của phong cách Đông Dương

Nguyên tắc chung 

Cần đảm bảo sự đối xứng khi thiết kế theo phong cách Đông Dương. Các vật liệu được sử dụng sẽkết hợp chặt chẽ với nhau và bền vững để đối phó trước khí hậu nhiệt đới nóng nực tại nước ta.

Hành lang là một yếu tố quan trọng trong bố trí thiết kế không gian Đông Dương, vừa tạo độ sâu cho mỗi công trình, vừa là hệ lọc không khí thông minh chống nóng, thoát ẩm, làm mát vừa là trục di chuyển chính giữa các không gian.

Khác với phong cách Á Đông vì mang những đường nét thiết kế độc đáo riêng nhờ sự tiếp thu kiến trúc bản địa và dấu ấn tân cổ điển Pháp. Phong cách Đông Dương chính là dư âm sâu đậm nhất, cổ kính nhất về một thời giao thoa văn hóa cực ấn tượng.

Màu sắc trong phong cách Đông Dương

Sắc màu trung tính được sử dụng trong phong cách thiết kế Đông Dương bao gồm các màu: vàng nhạt, vàng kem, trắng được ưa chuộng nhờ sự tinh khiết, nhẹ nhàng đã tạo nên cảm giác thoải mái phù hợp với khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam. Tuy nhiên phong cách Đông Dương ngày nay được biến tấu bằng những gam màu trẻ trung, hiện đại. Màu xanh dương, xanh lá và nâu kết hợp cùng nhau mang lại cảm giác mát mẻ. Kết hợp các gam màu trung tính của đồ mây tre đan, gỗ, họa tiết sàn gạch bông khiến không gian kiến trúc Đông Dương tràn đầy màu sắc.

Vật liệu sử dụng 

Vật liệu sử dụng trong phong cách Đông Dương thể hiện yếu tố tâm linh, tinh thần ngôi nhà và quan niệm dân gian của gia chủ. Dễ nhận thấy nhất là đồ mỹ nghệ. Từng chi tiết điêu khắc như: con giống, thủy quái, đấu đao, lạc long, tứ linh đều mang sức hấp dẫn riêng về mặt văn hóa. Các đồ nội thất mỹ nghệ như câu đối sơn son thiếp vàng, sập gụ tủ chè,… đều có những họa tiết điêu khắc tinh xảo.

Đặc biệt, nếu trong một không gian thiếu gạch bông (gạch hoa) sẽ không còn là phong cách Đông Dương. Bởi đây là vật liệu đa dạng về hoa văn, màu sắc lại sáng bóng và có độ bền cao giúp căn nhà mát mẻ trong mùa hè, trầm ấm vào mùa thu.

Nếu bạn đủ tinh tế, sẽ thấy rằng họa tiết truyền thống Việt được đưa vào như hình chữ nhật, hình cây, hình hoa lá, hình kỉ hà, hình tĩnh vật… cách điệu hợp lý, tỉ mỉ,  và có giá trị nghệ thuật rất cao.

Hoa văn – Họa tiết trang trí 

Nhắc đến thiết kế nội thất phong cách Đông Dương Inchone thì không thể không nhắc đến những hoa văn, hình thù họa tiết. Mọi đường nét trên đó đều được cách điệu từ hoa, lá, chim, thú, hình tĩnh vật,.. Các hoa văn này thường được trang trí và điêu khắc trên trần nhà, tường, vách ngăn, đồ gỗ,… , đây được xem là những nét đặc trưng dễ dàng nhận thấy và làm nên vẻ đẹp của kiến trúc này.

 

Ứng dụng phong cách Đông Dương – bày trí nội thất 

Trong thiết kế nội thất Đông Dương có các trang thiết, sản phẩm nội thất bị như sập gụ, bình phong, phản là vật tượng trưng cho sự tác động của văn hóa bản địa lên phong cách của không gian sống người Pháp.

Phong thủy cũng chính là một yếu tố đặc biệt không thể bỏ qua. Được bày trí và bố cục công trình phải đối xứng theo một trục trung tâm, có đôi có cặp và có trật tự tượng Phật, hoa sen, hòn non bộ, câu đối,..

Rất dễ bắt gặp khoảng sân nhỏ hay không gian giếng trời ngay bên trong những ngôi nhà phong cách Đông Dương, với tác dụng cung cấp ánh sáng và nguồn gió tự nhiên cho toàn bộ không gian căn nhà.

Ảnh hưởng từ tính tôn nghiêm của Phật giáo cũng khiến phong cách này trở nên rất đặc biệt, giúp gia chủ dưỡng khí trong mỗi góc không gian, tạo cảm giác an nhiên cho các thành viên trong gia đình.

 

Ưu điểm nổi bật của phong cách Đông Dương 

Trong xã hội hiện nay khi mọi thứ trở nên chật hẹp và xô bồ thì căn nhà mang phong cách Đông Dương như chốn bình yên, nơi gia chủ tận hưởng không gian sống lối kiến trúc mang đậm hơi hướng hoài cổ.

Thiết kế phong cách Đông Dương tinh tế mà vẫn đảm bảo công năng tiện nghi, đặc biệt với thiết kế cửa lá sách cũng giúp căn nhà mát mẻ tự nhiên vào mùa hè, ấm áp hơn vào mùa đông.

Trên đây là những đặc điểm nổi bật nhất của phong cách thiết kế Đông Dương đưa người nhìn cảm nhận được vẻ đẹp xưa cũ của văn hóa Việt Nam cộng hưởng với hơi thở hiện đại nhằm mang đến một không gian sống vừa yên bình sâu lắng nhưng cũng đầy đủ tiện nghi.

Hi vọng thông qua bài viết này, SABOHOME sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những kiến thức về phong cách này.

5/5 - (2 bình chọn)
Bài viết liên quan
icon Bản đồ
icon Facebook
icon Youtube
Nhận mẫu nhà miễn phí & khái toán thi côngx